Những Sự Cố Khi Ép Cọc Bê Tông Và Phương Pháp Xử Lý

Ép cọc bê tông là giải pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay từ các công trình nhà dân dụng cho đến các công trình quy mô lớn. Tuy nhiên đôi khi vẫn sẽ xảy ra các sự cố mà chắc chắn không ai mong muốn và chúng ta cần phải có cách khắc phục nhanh chóng hiệu quả nhất để đảm bảo chất lượng công trình cùng với tiến độ thi công.

Một số sự cố trong quá trình ép cọc bê tông

1. Khi ép cọc bê tông chưa đến vị trí cần đến nhưng lực ép thì đã đạt


Ngay lúc này chúng ta cần phải ép chậm lại và tăng dần lực ép lên từ từ nhưng không được vượt quá lực Pep max. Trường hợp cọc vẫn vẫn không xuống cần liên hệ ngay với bên thiết kế kỹ thuật để tìm phương án giải quyết tại vị trí. Còn nếu nguyên nhân là do tầng lớp đất bị nén quá chặt thì cần tạm ngưng một thời gian để cho tầng đất giãn ra xong mới tiếp tục ép. Mặt khác nếu như gặp vật cản thì chúng ta nên khoan phá, khoan dẫn cọc hoặc là khoan cọc nhồi.

 2. Khi ép cọc bê tông có ảnh hưởng đến các công trình hộ gần kề


Trường hợp này chúng ta có 2 lý do cơ bản thứ nhất là do nền móng của nhà liền kề quá yếu khi xây dựng lâu năm. Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sức nén của đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bền. Phương pháp xử lý là chúng ta nên sử dụng kèm dịch vụ ép cừ thép để cố định nền đất tránh sạt nở nhà liền kề.

 

Sự cố ép cọc bê tông

Hình ảnh minh họa ép cọc bê tông


3. Khi ép độ sâu đạt chuẩn thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt yêu cầu như tính toán



Trường hợp này lý do là do đầu cọc chưa ép được đến lớp cát hạt trung hoặc là gặp phả nền đất yếu thì ta cần phải ngừng ép và thông báo tình hình với bên thiết kế để họ kiểm tra, xác định nguyên nhân rồi đưa ra phương pháp xử lý. Phương pháp thường được áp dụng cho trường hợp này là ép nối thêm cọc đến khi đạt áp lực như thiết kế.

 4. Nếu địa chất có các lớp cát khá dày thì phương pháp ép cọc bình thường không khả thi


Cọc không thể xuyên qua khi ép sẽ xuất hiện độ chối giả, các hạt cát dưới mũi mọc, xung quanh cọc sẽ nén chặt lại làm tăng lực ma sát xung quanh cọc, tăng sức chống mũi, sức chịu tải đất nên tăng tỷ lệ thuận với lực ép, càng tăng thì lại càng khó ép khi lớp cát quá dày. Do đó, khi ép cọc qua cát thì cần phải có thời gian nghĩ để cho các lớp cát trở lại trạng thái bình thường rồi mới ép trở lại, chỉ khả thi khi ép qua lớp cát không quá dày.


Để tránh hiện tượng trên cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng phương pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có sối nước. Giải pháp này sẽ phá vỡ kết cấu đất trong quá trình vừa ép vừa đưa dẫn cọc xuống. Trong khi đó, phương pháp khoan dẫn cọc hiện nay được thực hiện phổ biến vì tính khả thi của nó. Nguyên tắc của phương pháp khoan dẫn: Trước khi ép, tại vị trí tâm cọc thiết kế, ta khoan trước một lỗ có đường kính bằng (1/8 – 1/10) cạnh cọc, chiều sâu lỗ tùy theo lớp địa chất bên dưới, sao cho có thể thi công được, thành lỗ được giữ bằng dung dịch bentonite. Sau đó,ta tiến hành ép cọc. Biện pháp xử lý trong trường hợp này là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.


>>>>> Xem thêm ngay: Báo giá dịch vụ khoan dẫn cọc giá rẻ tại Hà Nội <<<<<

Sự cố ép cọc bê tông

Hình ảnh minh họa thi công ép cọc bê tông

 


Tin tức liên quan